Tại Sao Lại Phải Tiêm Phòng Cho Chó Con

Tiêm phòng cho chó con hay tiêm vacine (vắc-xin) không còn là một liệu pháp xa lạ với những người nuôi chó. Đây là biện pháp tốt nhất hiện nay giúp bảo vệ chó tránh khỏi những bệnh nguy hiểm. 

Tiêm phòng cho chó con là một biện pháp tốt nhất hiện nay giúp bảo vệ chó tránh khỏi những bệnh nguy hiểm
Tiêm phòng cho chó con là một biện pháp tốt nhất hiện nay giúp bảo vệ chó tránh khỏi những bệnh nguy hiểm

Tuy nhiên, sau khi tiêm cơ thể của chó khá nhạy cảm và cần có sự chăm sóc đặc biệt hơn bình thường.

Các bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc, làm đúng thì hiệu quả của việc phòng bệnh mới cao. Do đó, những lưu ý khi tiêm phòng cho chó sẽ giúp cho các bạn một góc nhìn mới.

Khi tiêm phòng chó chó con cần chuẩn bị những gì?

Chúng ta cần chuẩn bị một chú chó hoàn toàn khỏe mạnh và đủ tháng tuổi. Không mắc các bệnh ký sinh trùng như: ve, bọ chét, các loại giun.

Cần chuẩn bị một chú chó hoàn toàn khỏe mạnh, đủ tháng tuổi và không mắc các bệnh ký sinh trùng
Cần chuẩn bị một chú chó hoàn toàn khỏe mạnh, đủ tháng tuổi và không mắc các bệnh ký sinh trùng

Được cách ly, an toàn không tiếp xúc với các con vật khác để tránh nhiễm bệnh hoặc bị thương.

Môi trường sống không có tác nhân gây stress như: môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, bụi nhiều, mùi hôi, ồn ào,…

Tại sao phải lưu ý những điều này vì cơ bản khi chúng ta tiêm phòng cho chó, tức là chúng ta đang gây (tạo) cho chúng một vết thương.

Một số lưu ý trong khi tiêm phòng cho chó con

Thời gian lý tưởng

Bạn chọn thời gian tiêm phòng tốt nhất cho chó là buổi sáng sớm, buổi chiều tối hoặc buổi tối. Khung thời gian này là lý tưởng vì nhiệt độ môi trường mát mẻ, giúp chó thoải mái, giảm stress.

Ngược lại, chọn thời gian đầu giờ trưa hay đầu giờ chiều sẽ làm cho chó mệt hoặc sock nhiệt. trên người của chó không có tuyến mồ hôi để giải nhiệt, chúng thường giải nhiệt bằng lưỡi. Tùy loại vaccine hoặc tùy cơ địa của chó sẽ có phản ứng sốt phản vệ. điều gì xảy ra nếu chó của bạn sốt và đang ở trong nhiệt độ cao?

Bạn chọn thời gian tiêm phòng tốt nhất cho chó là buổi sáng sớm, buổi chiều tối hoặc buổi tối
Bạn chọn thời gian tiêm phòng tốt nhất cho chó là buổi sáng sớm, buổi chiều tối hoặc buổi tối

Lịch tiêm vacxin cho chó con

Lịch tiêm phòng cho chó sẽ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh. Tiêm phòng cho chó là cách tốt nhất để giúp thú cưng phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm.

Mũi 1: Lúc chó được 6 – 8 tuần tuổi, ngay sau khi dứt sữa mẹ bạn nên cho chó đi tiêm ngay để tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng phòng bệnh tốt. Cần tiêm mũi 5 bệnh sau: Care virus, Pravo virus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó và phổi cúm.

Mũi 2: Lúc chó được 10-12 tuần tuổi, tiêm phòng mũi 7 bệnh: Care virus, Pravo virus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm, Lepto và Corona.

Mũi 3: Được tiêm khi chó được 14-16 tuần tuổi. và tiêm phòng mũi 7 bệnh như trên là chuẩn để phòng bệnh.

Chú ý: Bạn cần nắm rõ lịch tiêm để tiêm đúng ngày. Nếu bị sai lệch sẽ dẫn tới nhiều rủi ro. Thuốc sẽ không còn hiệu quả và tác dụng như ban đầu nữa. Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng vẫn có thể xâm nhập và gây hại cho cún cưng.

Bạn cần tuân thủ theo lịch tiêm phòng, nhất là trong 3 mũi tiêm đầu đời
Bạn cần tuân thủ theo lịch tiêm phòng, nhất là trong 3 mũi tiêm đầu đời

Các loại vacxin cho chó con hiện nay

Vacxin 5 bệnh: phòng các bệnh như Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm.

Vacxin 6 bệnh: phòng các bệnh như 5 bệnh trên và thêm Leptospria

Vacxin 7 bệnh: phòng các bệnh như 6 bệnh của Vacxin 6 bệnh và thêm bệnh Coronavirus.

Chú ý: Khi bé khoảng 7-8 tháng tuổi là bắt đầu tiêm phòng dại. Mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi phòng bệnh và 1 mũi phòng dại. Hiện nay 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh.

Địa điểm

Tốt nhất là nên tiêm phòng tại nhà, vì đó là môi trường quen thuộc, giảm được stress do môi trường. Là nơi bạn chọn cách ly tránh tiếp xúc với những mầm bệnh bên ngoài. Sau khi tiêm phòng thành công không được tắm chó khoảng 3 ngày.

Sau khi tiêm phòng cần phải làm gì?

Không nên cho ra ngoài hoặc tiếp xúc với chó khác

Nhiều người sẽ bỏ qua lưu ý này, họ nghĩ rằng chó sau khi chích ngừa hoàn toàn bình thường và nên đi ra ngoài để tăng sức đề kháng. Tuy vậy, bạn nên cho bé được nghỉ ngơi ít nhất là 6-7 ngày sau khi chích ngừa.

Cơ thể của chó lúc này khá “khó chịu” vì vắc-xin đang làm nhiệm vụ của chúng ở bên trong. Việc tiếp xúc với chó khác rất dễ gây ra trường hợp cắn nhau. Ngoài ra, việc ra môi trường quá sớm sẽ khiến chú chó mau bẩn hơn và tất nhiên, bạn không thể tắm trong thời gian này (tối thiểu 7 ngày sau khi chích).

Kiểm tra vết tiêm

Một số chú chó khi chích vắc-xin sai quy cách sẽ dễ gây ra áp-xe (hiện tượng vết tiêm xưng, mưng mủ nhiều). Tuy nhiên, việc có một vết “u” lên ở vết tiêm sau mũi chích dại lại là điều bình thường. đừng nhầm lẫn nhé!

Nên cho bé được nghỉ ngơi ít nhất là 6-7 ngày sau khi chích ngừa
Nên cho bé được nghỉ ngơi ít nhất là 6-7 ngày sau khi chích ngừa

Nếu bạn ấn nhẹ vào chỗ u, chú chó phản ứng đau đớn thì đó là áp-xe, cần mang ra bác sĩ xử lý ngay, tránh mưng mủ nhiễm trùng. Ngược lại, nếu chó không có phản ứng thì cục u đó là do vắc-xin chưa tan hết, vài ngày sẽ khỏi. Bạn cần xoa nhẹ cho bé ở vết tiêm mỗi ngày 2-3 lần, vết tiêm sẽ hết bị u lên trong khoảng 6-7 ngày.

Theo dõi biểu hiện

Một số trường hợp hiếm gặp là tiêm phòng sai cách điều này dễ dẫn đến bệnh ở chó. Bạn cần tuân thủ theo lịch tiêm phòng, nhất là trong 3 mũi tiêm đầu đời.

Sau khi chích ngừa, chó thường sẽ chỉ ủ rủ mệt mỏi trong nhiều nhất là 1-2 ngày, sau đó trở lại bình thường. Nếu chó của bạn có dấu hiệu ủ rủ, mệt mỏi, không muốn hoạt động trong thời gian dài hơn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y ngay nhé!

Lưu ý khác

Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm. Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần. Đồng thời tiến hành tẩy giun sau khi tiêm phòng 1 tuần.

Trường hợp hiếm với những chó bị dị ứng vaccine. Sau khi tiêm vaccine chó phản ứng mạnh như: thở khó và mạnh, nôn ói, ngứa nổi mề đay, huyết áp thấp (nhìn qua màu sắc của lưỡi thấy nhợt nhạt). Lập tức đưa đến bác sỹ thú y để tiêm thuốc chống dị ứng như: Cortisone, Epinephirine…thuốc kháng viêm Nasids.

Có thể tiến hành tẩy giun sau khi tiêm phòng 1 tuần
Đồng thời có thể tiến hành tẩy giun sau khi tiêm phòng 1 tuần

Nếu bạn ở vùng sâu vùng xa thì nên đến nhà thuốc hoặc trạm xá của người để xin mua thuốc có chứa thành phần trên. Sau đó rồi nghiền ra pha với nước. Dùng phần nhựa ống tiêm bơm trực tiếp vào miệng chó. Sau đó chuyển đến phòng khám thú y để tiếp tục truyền dịch điều trị.

Lời kết

Qua bài viết ‘’những lưu ý khi tiêm phòng cho chó’’ mình muốn gửi các bạn những điều cơ bản của việc tiêm phòng. Hy vọng bạn đã sẵn sàng để đón nhận một thành viên mới trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
error: Content is protected !!